U nang biểu bì dưới da: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

U nang biểu bì (nang tuyến bã) là nốt dưới da được bọc kín và chứa đầy chất sừng. Nang này có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt thường xuất hiện ở mặt, cổ và thân. Nang tuyến bã lành tính nhưng bằng chứng mới cho thấy có thể phát triển thành ung thư.

Vậy nguyên nhân gây hình thành nang biểu bì dưới da là gì? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh như thế nào? Trong bài viết này, bác sĩ chuyên khoa I Lê Ngọc Vinh, Đơn vị Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đánh giá dấu hiệu lâm sàng, phương pháp chẩn đoán và theo dõi nang tuyến bã. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của bác sĩ trong việc chăm sóc người bệnh mắc tình trạng này.

u nang biểu bì dưới da

U nang biểu bì là gì?

U nang biểu bì, còn được gọi nang tuyến bã là nốt lành tính dưới da được bọc kín và chứa đầy chất sừng. Các nang này có thể tiến triển chậm và tồn tại trong nhiều năm. Thuật ngữ “nang tuyến bã” thường được sử dụng nhưng không chính xác vì không liên quan đến tuyến bã nhờn. Nang biểu bì phát triển trong phễu nang lông.

Các thuật ngữ khác phổ biến bao gồm nang phễu, nang biểu bì và nang biểu mô. Mặc dù các nang này được công nhận là tổn thương lành tính nhưng một số trường hợp hiếm có thể trở thành ác tính. (1)

banner khai trương phòng khám đa khoa tâm anh quận 7 mb

1. U nang biểu bì chứa chất gì?

Nang biểu bì được lót bởi biểu mô vảy có sừng hóa và chứa các hạt keratohyalin.

2. Nang tuyến bã thường xuất hiện ở đâu?

U nang biểu bì này thường xuất hiện ở mặt, cổ và thân. Ngoài ra,nang biểu bì có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào như bìu, bộ phận sinh dục, ngón tay và thậm chí trong niêm mạc miệng.

3. U nang biểu bì được hình thành dưới như thế nào?

Nang biểu bì được hình thành từ phễu nang lông do tắc nghẽn lỗ nang. Nang kết nối với bề mặt da qua lỗ nhỏ chứa đầy chất sừng. Khi nang vỡ, chất sừng màu vàng mềm đẩy vào mô dưới da gây phản ứng viêm. Gần đây, bác sĩ cũng nhận thấy ánh sáng UV và nhiễm virus HPV gây ra nang biểu bì.

hình ảnh khối u tuyến bã được cắt bỏ
U nang biểu bì dưới da đã được bác sĩ chuyên khoa I Lê Ngọc Vinh, Đơn vị Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM phẫu thuật cắt bỏ.

Nguyên nhân gây u nang biểu bì da

Hầu hết các trường hợp u nang biểu bì là tự phát. Tuy nhiên, nang này thể xuất hiện trong hội chứng Gardner di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường (polyposis tuyến gia đình) và hội chứng Gorlin (hội chứng nốt tế bào đáy). Các nang biểu bì xuất hiện trước tuổi dậy thì ở các vị trí và số lượng bất thường có thể là dấu hiệu của một hội chứng.

Ở người bệnh lớn tuổi mắc hội chứng Favre-Racouchot (đàn hồi nốt với nang và mụn), các nang biểu bì xuất hiện có thể do tác động lâu dài của ánh sáng mặt trời. Những bệnh dùng thuốc ức chế BRAF có thể phát triển các nang biểu bì trên mặt. Gần đây, imiquimod và cyclosporin cũng được cho là nguyên nhân gây nang biểu mô.

Triệu chứng u nang biểu bì dưới da

Một số triệu chứng u nang biểu bì dưới da, bao gồm: (2)

  • Vết sưng tròn hoặc cục hình vòm.
  • Chấm đen ở trung tâm u nang.
  • Da đổi màu, thường từ hồng sang đỏ hoặc đậm hơn màu da tự nhiên.
  • U nang có thể di chuyển được.
  • Nang biểu bì dưới da nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng khi vỡ gồm: đỏ, sưng và đau. Ngoài ra, u này sau phẫu thuật cũng có thể xảy ra một số biến chứng như: chảy máu, nhiễm trùng và sẹo.
dễ gây biến chứng nếu không được điều trị
U nang biểu bì dưới da nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng khi vỡ bao gồm: đỏ, sưng và đau.

Nang biểu bì dưới da có nguy hiểm không?

U nang biểu bì dưới da không nguy hiểm. Nang biểu bì thường lành tính và hiếm khi có thể phát triển thành ung thư. Tình trạng này nếu tiến triển thành dạng ác tính, ung thư biểu mô tế bào vảy – dạng ung thư phổ biến nhất.

Nang biểu bì là loại nang da phổ biến nhất và thường gặp ở người từ 30-40 tuổi, hiếm khi phát hiện trước tuổi dậy thì. U nang xuất hiện chủ yếu ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới (tỷ lệ 2:1). Trong giai đoạn sơ sinh, nang biểu bì nhỏ (milia) rất phổ biến. Khoảng 1% nang biểu bì được ghi nhận có thể tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) và ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC).

Chẩn đoán nang biểu bì như thế nào?

Việc chẩn đoán nang biểu bì chủ yếu dựa trên tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Phương pháp kiểm tra mô học thường không cần thiết. (3)

Khám lâm sàng thường phát hiện khối u không dao động, có thể nén từ 0,5cm đến vài cm. Nang biểu bì thường không có triệu chứng nhưng khi vỡ sẽ có tình trạng giống mụn nhọt như: đau, đỏ và sưng. Việc tham vấn không cần thiết trừ khi nang ở vị trí đặc biệt như miệng hoặc mặt.

Hơn nữa, việc chẩn đoán nang biểu bì còn tùy thuộc vào vị trí, chẩn đoán phân biệt nang bao gồm: lipoma, nang bì, nang tuyến lông, mụn nhọt, nang nhánh, milia, nang pilonidal và các dấu hiệu da của hội chứng Gardner. Ngoài ra, nang biểu bì thường bị nhầm lẫn với áp xe và được kê kháng sinh không cần thiết.

Người gặp tình trạng nang biểu bì cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ da liễu, y tá, bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ nội khoa. Hầu hết các nang biểu bì lành tính nhưng việc gửi mẫu đã được cắt bỏ mang đi xét nghiệm rất quan trọng vì để đảm bảo không có ác tính.

Điều trị u nang biểu bì như thế nào?

Một số cách điều trị u nang biểu bì, bao gồm: (4)

1. Rạch và dẫn lưu

Bác sĩ sẽ rạch lỗ nhỏ trên u nang và hút sạch dịch tích tụ bên trong u nang. Quy trình này chỉ giúp u nang biểu bì giảm viêm và sưng, không điều trị sạch hoàn toàn u nang vì bác sĩ chưa loại bỏ lớp bao (phần bên ngoài của u nang).

2. Phẫu thuật cắt bỏ

Điều trị nang biểu bì dưới da hiệu quả nhất là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ nang. Trường hợp u nang này nhiễm trùng phẫu thuật cần trì hoãn để giảm viêm. Để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê tại chỗ nhằm giúp người bệnh không cảm thấy đau. Việc cắt bỏ lớp bao (phần bên ngoài của u nang) giúp ngăn u nang phát triển trở lại. Điều này mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên, một số trường hợp tái phát, đặc biệt ở người bệnh có hội chứng di truyền.

u nang biểu bì dưới da
Bác sĩ chuyên khoa I Lê Ngọc Vinh, Đơn vị Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang tư vấn cho người bệnh.

Lưu ý sau khi điều trị

Một số lưu ý sau khi điều trị, bao gồm:

  • Sau khi cắt bỏ nang, người bệnh nên tránh hoạt động mạnh và môn thể thao va chạm.
  • Người bệnh không tự ý nặn hoặc dẫn lưu u nang vì có thể gây nhiễm trùng và u nang có thể tái phát.

Phòng ngừa u nang biểu bì như thế nào?

U nang biểu bì thường hình thành ngẫu nhiên, không có cách phòng ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh hãy tránh chấn thương, đặc biệt ở da. Đồng thời, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị tình trạng da nhằm giảm nguy cơ u nang biểu bì.

U nang biểu bì dưới da thường lành tính nhưng khi xuất hiện khiến nhiều người lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân. Thông qua bài này, người bệnh hiểu hơn về tình trạng này và đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và lên liệu trình nếu u nang tăng kích thước, viêm hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động, tính thẩm mỹ trong cuộc sống. Tune, người bệnh cũng lưu ý không cố nặn hoặc dẫn lưu u nang tại nhà. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *